【HƯỚNG DẪN】Cách chỉnh card màn hình nvidia để chơi game

Share:
Đối với những bạn yêu thích game máy tính thì khái niện card màn hình có lẽ không xa lạ gì với các bạn nữa. Tuy nhiên làm thế nào để tối ưu hóa card màn hình nvidia của bạn để chơi một game với hiệu suất cao nhất thì có lẽ không phải bạn nào cũng biết cách tùy chỉnh. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu bạn với các câu hỏi thường gặp về card màn hình và những điều có thể bạn chưa biết.

Card màn hình Nvidia là gì?

Card màn hình là một phần không thể thiếu của mọi chiếc máy tính, đặc biệt là máy tính của các game thủ hoặc những bạn có nhu cầu sử dụng các ứng dụng có yêu cầu độ phân giải cao hoặc các hiệu ứng đồ họa phức tạp vì chức năng chính của card màn hình là xử lí các hình ảnh trên màn hình của bạn.

Có hai loại card màn hình là card màn hình onboard và card màn hình rời. Card màn hình onboard có bộ xử lí đồ họa (GPU) cố định trên mainboard của máy tính (ở những dòng main đời cũ), hay đính kèm vào CPU. Chúng đều chia sẻ chung RAM với máy tính. Card rời thì ngược lại, cả GPU lẫn RAM đều riêng biệt, thậm chí nhiều loại card cao cấp, cần hệ thống tản nhiệt lớn (2 hoặc 3 quạt) còn sử dụng một nguồn điện riêng!!!

Những điều trên giúp cho hiệu năng của card rời cao hơn rất nhiều so với card onboard, và bài viết sau sẽ tập trung vào loại card rời này. Còn nếu bạn muốn nâng cao trải nghiệm đồ họa trên máy tính thì bạn nên chuyển card onboard sang card rời nvidia.

Xác định loại card màn hình của máy

Cách mình thường dùng nhất để kiểm tra xem liệu card có chạy hết khả năng hay không là sử dụng phần mềm MSI Afterburner , bạn có thể tải về ở đây . Vào trong phần tuỳ chọn, đến mục hardware monitor và kích hoạt báo cáo OSD (tức là hiện thông tin ở góc màn hình) cho Temp Limit (giới hạn nhiệt độ), Votage Limit (giới hạn Vcore) và CPU usage.

Xung nhịp của các GPU đời mới sẽ dao động lên xuống tuỳ thuộc vào mức Vcore mà hãng thiết lập, vì vậy một khi đạt giới hạn Vcore (Votage Limit) đồng nghĩa với việc bạn đã đạt được mức xung mặc định tối đa của card.

Khi chơi game, nếu như bạn thấy cảnh báo giới hạn Vcore hiện lên đồng nghĩa với việc card của bạn đang chạy ở mức xung nhịp cao nhất, và nếu full-load ở thời điểm này đồng nghĩa với việc bạn đã tận dụng hết sức mạnh card màn hình của mình. Chẳng hạn như đối với card Asus GTX 1050 Ti Strix, mặc dù hãng công bố mức xung nhịp boost là 1506 MHz, nhưng thực tế mức Vcore mặc định cho phép nó tự động đạt đến 1797 MHz trong điều kiện tối ưu nhất (không bị giới hạn bởi nhiệt độ và điện năng cấp). Còn 100% fullload hay không thì chỉ cần nhìn vào thông báo là biết, trong hình screenshot của mình nó là con số thứ 3 hàng trên (99%).

Trong trường hợp bạn không rõ card màn hình của mình sử dụng vi xử lý do hãng nào sản xuất (NVIDIA hay ATI/AMD) và có số hiệu model là gì, bạn có thể sử dụng phần mềm Speccy.


Hoặc bạn cũng có thể mở mục Device Manager trong Control Panel và chọn mục Display Adapters để xem thông tin về card đồ họa của mình.

Cài đặt driver mới nhất

Việc đầu tiên mà bạn cần làm là tải driver mới nhất cho card màn hình của mình: hãy lựa chọn đúng phiên bản driver mới nhất cho NVIDIA (NVIDIA Control Panel), ATI/AMD(AMD Catalyst Control Center) và card đồ họa tích hợp của Intel (Intel Graphics and Media Control Panel). Các phiên bản driver được cập nhật qua Windows Updatethường không phải là phiên bản driver mới nhất, và cũng không đi kèm các tiện ích kể trên.

Các phiên bản driver mới cho card đồ họa cũng thường mang tới các cải tiến về hiệu năng (sự khác biệt có thể lên tới 30%) và sửa lỗi cho cả các game cũ và mới. Nhìn chung, trong tất cả các loại driver, driver cho card đồ họa là loại driver duy nhất mà bạn nên cập nhật thường xuyên.

Cách cài đặt nvidia control panel

Tuy nhiên, cách sử dụng card màn hình rời nvidia không phải chỉ đơn giản là gắn card vào mainboard và hưởng thụ, mà còn bao gồm việc tinh chỉnh các cài đặt của card rời sao cho đạt hiệu năng cao nhất đối với ứng dụng mà bạn mong muốn sử dụng. Bởi vì không phải ai cũng có khả năng chi trả cho một chiếc card màn hình đời mới nhất, bạn sẽ phải học cách để hài lòng với chiếc card màn hình hiện tại của mình bằng cách tối ưu hóa card màn hình nvidia.

Bước đầu tiên trong cách chỉnh card màn hình nvidia để chơi game bao gồm việc tải về và cài đặt phiên bản mới nhất của driver dành riêng cho card màn hình Nvidia này, đó là Nvidia control panel. Sau khi đã tải về và cài đặt rồi, cách mở card màn hình rời nvidia đơn giản là nhấp chuột phải vào màn hình và chọn Nvidia Control Panel. Sau đó bạn sẽ có thể lựa chọn các cài đặt dưới đây.

Đầu tiên, hãy nhấp vào phần adjust image settings with preview trong thẻ 3D settings. Ở đây bạn sẽ thấy một mô hình 3D để mô phỏng chất lượng hình ảnh đầu ra của bạn, và ba lựa chọn bao gồm:
  • Let the 3D application decide
  • Use the advanced 3D image settings
  • Use my preference emphasizing:
Bạn sẽ muốn chọn lựa chọn thứ 3 (Use my preference emphasizing), cạnh bên sẽ có một thanh trượt để điều chỉnh giữa Quality (chất lượng hình ảnh, bạn nào sử dụng máy cấu hình yếu thì không nên quá chú trọng phần này vì game sẽ rất lag) và Performance (hiệu suất của game, game bạn chơi sẽ mượt mà hơn, bù lại thì hình ảnh sẽ không trau chuốt bằng).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn điều chỉnh chi tiết hơn nữa thì hãy áp dụng cách chỉnh nvidia control panel sau đây. Ở cột bên trái, nhấp vào Manage 3D settings, hoặc chọn phần Use the advance 3D settings ở đoạn trên rồi nhấp vào Take me there, máy sẽ đưa bạn đến một cửa sổ để tùy chỉnh chi tiết cho từng game một. Thường là mỗi game đã có một tùy chỉnh tối ưu có sẵn trên máy, tuy nhiên bạn vẫn có thể tự chỉnh theo ý mình.

Trong phần này sẽ có 2 thẻ là global settings và program settings. Các tùy chọn trong global settings sẽ là tùy chọn chung cho tất cả các ứng dụng, còn thẻ program settings sẽ tùy chỉnh riêng cho từng game mà bạn chọn. Nếu bạn không điều chỉnh gì trong program settings thì các tùy chỉnh trong phần này sẽ theo phần global settings. Sau đây là một số mục thông dụng mà các bạn nên điều chỉnh để cho hiệu năng game cao hơn.
  • Ambient occlusion: tạo các hiệu ứng về ánh sáng như bóng, tia nắng,..
  • Anisotropic filtering: lọc các vật thể
  • Antialiasing FXAA: khử răng cưa
  • Antialiasing gamma correction
  • Antialiasing mode
  • Cuda GPUs
  • DSR factor
  • DSR smoothness
Và còn nhiều nữa...


Hướng dẫn sử dụng Nvidia Geforce Experience

Bạn có cảm thấy những thông tin trên là quá phức tạp và rườm rà? Bạn quá bận để tự tùy chỉnh cho từng game một? Vậy sau đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn: nvidia geforce experience!!! Bạn có thể tự hỏi: nvidia geforce experience là gì? Đây là một phần mềm đi kèm với card màn hình Nvidia, được nhà sản xuất phát hành miễn phí từ năm 2012.

Để sử dụng phần mềm này, bạn chỉ cần tải nó về (miễn phí) từ trang web của nhà sản xuấtvà cài đặt. Ngay khi khởi động, phần mềm sẽ tự động quét máy của bạn và tìm ra các game rồi thực hiện các chức năng của nó.

Các chức năng chính

_ Game auto-optimizer: đây là chức năng chính mà chúng ta muốn từ phần mềm này. Giao diện điều chỉnh cũng tương tự như nvidia control panel, nghĩa là cũng có một thanh trượt đơn giản giữa Quality và Performance, và có một bảng điều chỉnh chi tiết hơn do chính tay bạn điều chỉnh.

Tuy nhiên khác biệt lớn ở đây là cạnh bên sẽ có một cột các đề nghị đã được tính toán rất kĩ từ dữ liệu hệ thống hàng trăn ngàn chiếc máy khác để tối game chạy tối ưu trên máy của bạn. Bạn chỉ cần nhấn nút optimze là nvidia geforce experience sẽ tự động thực hiện các thao tác tối ưu hóa cho bạn, và hiệu quả hơn nvidia control panel rất nhiều.

_ Quản lí hệ thống: nvidia geforce experience sẽ tự động cập nhật các driver mới nhất từ Nvidia cho máy bạn.

_ Shadow play: căn bản là một phiên bản tốt hơn của Fraps, với các chức năng ghi hình, chụp hình, benchmark,..nhưng hiệu quả hơn.

_ Nvidia Shield Game Streaming: cho phép bạn stream game liên tục và hiệu quả lên các máy Shield.

Một tính năng khác khá được ưa chuộng khi sử dụng GeForce Experience là bạn có thể lưu lại chỉnh sửa của bạn (config) với các game bạn đang chơi, nhằm giúp người dùng có thể "lười biếng" nhất.

Công nghệ nvidia physx là gì?

Đã nhắc đến Nvidia thì cũng nên nói qua về công nghệ Nvidia physX. Đây là một công nghệ xử lí và tính toán vật chất, trọng lượng và chuyển động của các chi tiết trong game như những chiếc lá, tờ báo rơi hoặc là mảnh kính vỡ, khói lửa từ các vụ nổ. Kể từ lần ra mắt đầu tiên vào năm 2005, công nghệ PhysX đã là một phần không thể thiếu để đưa cái hồn, cảm giác tự nhiên, chân thật vào thế giới game.

Nói đơn giản, Physx sẽ nâng cao chất lượng đồ họa tốt hơn, nó làm cho các cạnh mép mịn màng. Tuy nhiên, để sử dụng hết công suất của công nghệ này, bạn nên sắm những chiếc Card từ đời 9 trở lên (GTX 9xx, GT10xx hay tuyệt vời nhất là GTX10xx)

No comments